Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Triệu chứng đau dạ dày và cách tự giảm đau hiệu quả tại nhà cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông.
Đau dạ dày là bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa thường gặp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhận biết những triệu chứng đau dạ dày và tìm hiểu một số cách tự giảm đau dạ dày tại nhà có thể giúp chúng ta chủ động kiểm soát tình hình của bệnh trước khi lựa chọn lộ trình điều trị dứt điểm.
1. Đau dạ dày là gì?
Trong Y Học Hiện Đại, đau dạ dày là một chứng bệnh về tiêu hóa chỉ tình trạng tổn thương và viêm nhiễm, thậm chí loét sâu xuất hiện ở những niêm mạc dạ dày. Y Học Cổ Truyền quan niệm bệnh đau dạ dày là cách gọi chung cho các chứng đau xuất hiện ở vùng thượng vị và trung tiêu, được gọi là “Quản vị thống”.
Theo cấu tạo của cơ thể người, dạ dày là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ tiết dịch vị, co bóp cơ học để tiêu hóa thức ăn. Khi bị tổn thương, dạ dày sẽ không thể thực hiện chức năng tự nhiên hiệu quả và đầy đủ. Điều này tác động trực tiếp đến quá trình hấp thụ và trao đổi chất trong cơ thể, gây suy giảm sức khỏe nhanh chóng.
2. Triệu chứng đau dạ dày thường gặp
Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại có những cách khác nhau để định danh triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Theo Y Học Hiện Đại, người bệnh có thể tự nhận biết đau dạ dày dựa trên một số vị trí xuất hiện những cơn đau phổ biến, hoặc các biểu hiện thường gặp sau:
- Vùng thượng vị – nằm trên rốn và dưới xương ức: Đây là vị trí đặc trưng xuất hiện triệu chứng đau dạ dày. Đó là những cơn đau âm ỉ và nóng rát trong nhiều ngày, nếu kéo dài ban đêm có thể khiến bệnh nhân mất ngủ liên tục. Bệnh càng nặng thì tần suất cơn đau sẽ ngày càng tăng, ở mức độ nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể lan sang vùng ngực hoặc lưng.
- Vùng bụng giữa – khu vực quanh rốn: Bên dưới vị trí này là rất nhiều cơ quan nội tạng khác nhau, sẽ khó khăn để bệnh nhân có thể tự phân biệt đau dạ dày với các bệnh lý khác. Đặc trưng của đau dạ dày vùng bụng giữa là âm ỉ hoặc quặn thắt, có thể lan sang vùng bụng bên phải kèm một số dấu hiệu như ợ chua, buồn nôn, đầy bụng,..
- Nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen – triệu chứng đau dạ dày đã chuyển sang giai đoạn nguy cấp.
- Sụt cân bất thường: Do thức ăn không được chuyển hóa tốt vì hệ tiêu hóa trục trặc, hoặc người bệnh mắc chứng chán ăn, vị giác bị ảnh hưởng bởi những cơn đau thường xuyên.
Theo Y Học Cổ Truyền, các triệu chứng đau dạ dày thường gặp có thể phân thành một số thể bệnh như:
- Ứ huyết ngưng trệ: Cơn đau xuất hiện dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, khi ấn hoặc nắn vào sẽ càng đau. Lưỡi tím, có thể đi ngoài xuất huyết.
- Tỳ vị hư hàn: Người bệnh phải chịu những cơn đau âm ỉ liên miên, tay chân nhiễm lạnh và rất sợ lạnh, nôn ra nước trắng, cơ thể mệt mỏi. Rêu lưỡi trắng và chất lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế không lực.
- Can khí phạm vị: Triệu chứng điển hình là luôn có cảm giác đầy, chướng bụng, cơn đau ở vùng thượng vị xuất hiện từng cơn, đau lan sang hai bên hông. Người bệnh hay ợ chua, ợ hơi và gặp táo bón.
3. Cách tự giảm đau dạ dày tại nhà
Những triệu chứng đau dạ dày thường âm ỉ, hoặc quặn thắt, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Một số thủ thuật, mẹo dân gian đơn giản dưới đây có thể làm giảm đau dạ dày hiệu quả và khiến cơ thể người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:
- Chườm nóng bằng muối rang hoặc gối chườm thảo mộc có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thuyên giảm các biểu hiện của đau dạ dày.
- Massage quanh vùng bụng bằng cách day nhẹ và xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, có tác dụng giảm co thắt, đau nhức, và kích thích hoạt động của dạ dày.
- Tập hít thở sâu và điều khiển hơi thở đều: Phương pháp này có thể giúp người bệnh bình tĩnh và cảm thấy thoải mái hơn, thích hợp với những bệnh nhân bị các triệu chứng đau dạ dày dai dẳng vào ban đêm, cải thiện giấc ngủ.
- Trà hoa cúc: Chuẩn bị trà hoa cúc ấm để sử dụng khi những cơ đau dạ dày ập đến là cách chữa trị đơn giản nhưng hiệu quả. Hương vị nhẹ nhàng của trà hoa cúc sẽ thuyên giảm cảm giác buồn nôn, hơn nữa, chất chống oxi hóa và vitamin tự nhiên trong trà hoa cúc có khả năng chống viêm, giúp làm hạ nồng độ axit trong dịch vị.
- Nước mật ong ấm: Mật ong là vị thuốc dân gian đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, khuấy đều với nước ấm sẽ dễ dàng ngấm vào thành dạ dày. Vị ngọt và ấm sẽ khiến người bệnh tức thì cảm thấy thoải mái hơn.
Cách tự giảm đau dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian dù có thể cải thiện cơn đau nhất thời, nhưng không thể chữa trị chứng bệnh tận gốc. Đau dạ dày nói riêng và những bệnh tiêu hóa nói chung có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách. Người bệnh nên được tư vấn và thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia, chủ động bảo vệ bản thân khỏi những hệ lụy không mong muốn của bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Home and Natural remedies for upset stomach.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.