Xoa bóp bấm huyệt: phương pháp chữa bệnh ra đời sớm nhất
1. Xoa bóp bấm huyệt là gì?
Xoa bóp đã là phương pháp được xây dựng từ xa xưa.
Xoa bóp có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh. Đặc điểm của nó là dùng sự khéo léo và sức mạnh chủ yếu của đôi bàn tay tác động lên cơ thể người được xoa bóp một lực thích hợp, tạo cho người được xoa bóp cảm giác sảng khoái nhằm làm dịu đi chứng đau mỏi của cơ, khớp, thần kinh…
Bấm huyệt là một thủ thuật nằm trong tập hợp các thủ thuật xoa bóp nhưng là một thủ thuật có tác dụng mạnh và mang đặc thù của Y học cổ truyền (YHCT).
Các loại hình của xoa bóp gồm: ba loại hình
– Xoa bóp điều trị một số chứng bệnh (cấp và mạn tính).
– Xoa bóp thẩm mĩ (làm đẹp da, giảm béo, giảm nếp nhăn).
– Xoa bóp để phòng một số bệnh và nâng cao sức khoẻ.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám y học cổ truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi – Đông Y Trường Xuân để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
Nếu bạn đang bị đau mỏi vai gáy, đau lưng, đau hông,… bạn nên lựa chọn phòng khám, bệnh viện y học cổ truyền có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt.
Xoa bóp có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh.
2. Tác dụng của xoa bóp đối với người bệnh
Tác dụng của xoa bóp được kể đến tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
a. Tác dụng đối với da
Da có tầm quan trọng rất lớn đối với cơ thể. Nó bao bọc cơ thể con người và nó có diện tích vào khoảng 15.000cm2. Trong cơ thể, da thải hơi nước gấp đôi phổi, là cơ quan thẩm thấu và hô hấp. Ngoài ra da còn tham gia vào quá trình chuyển hoá nước, muối, albumin và vitamin. Da là cơ quan nhận cảm, tức là nhận những kích thích nóng lạnh (trong đó có xoa bóp), truyền kích thích vào hệ thống thần kinh trung ương và tiếp nhận những phản ứng trả lời của cơ thể đối với kích thích đó. Vì vậy, khi xoa bóp có tác dụng trực tiếp đến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân.
– Ảnh hưởng cục bộ: khi xoa bóp, lớp sừng của biểu bì được bong ra làm cho hô hấp của da được tốt hơn; mặt khác tăng cường chức năng của tuyến mỡ, tuyến mồ hôi nên sự đào thải các chất cặn bã qua các tuyến mồ hôi được tốt hơn. Xoa bóp làm cho mạch máu giãn, tăng cường tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch, có lợi cho việc dinh dưỡng ở da, làm cho da co giãn tốt, da bóng đẹp và mịn, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ cơ thể của da. Mặt khác, xoa bóp có thể làm cho nhiệt độ của da tăng lên do mạch tại chỗ và toàn thân giãn.
– Ảnh hưởng đến toàn thân: khi xoa bóp, các chất nội tiết của tế bào được tiết ra thấm vào máu và cơ thể, tăng cường hoạt động của mạch máu và thần kinh ở da. Mặt khác, thông qua phản xạ thần kinh, xoa bóp có tác động đến toàn cơ thể.
Bạn có thể tìm hiểu thêm các bệnh chuyên khoa y học cổ truyền khác, để có cái nhìn chung về chuyên khoa.
Xoa bóp tác dụng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
b. Tác dụng đối với hệ thần kinh
Xuất phát từ học thuyết về thần kinh của Sachanan và Panlop thì trong cơ thể, tất cả các chức năng của con người ta đều do hệ thần kinh điều khiển. Do vậy, thông qua hệ thần kinh, cơ thể con người có những phản ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp.
Rất nhiều tác giả cho rằng xoa bóp có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật, nhất là đối với hệ giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số nội tạng và mạch máu. Ví dụ:
- Xoa bóp gáy lưng, vai, ngực có thể gây nên những thay đổi ở các cơ quan do thần kinh thực vật ở cổ và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất xám não thất III chi phối. Do đó, xoa bóp vùng đó điều trị các bệnh về mũi họng, tăng huyết áp, trạng thái thần kinh như mất ngủ, rối loạn dinh dưỡng ở tay, đau nửa đầu do vận mạch.
- Xoa bóp vùng thắt lưng cùng (gồm da ở vùng trên thắt lưng, mông đến nếp mông nửa dưới bụng và 1/3 trên của đùi) sẽ tác động đến vùng gây phản xạ thần kinh thực vật thắt lưng cùng điều khiển một cơ quan chậu lớn nhỏ, chi dưới, sinh dục. Nó có tác dụng dinh dưỡng khi có bệnh về hệ mạch, chấn thương ở chân, giảm co thắt mạch, hàn gắn vết thương, dinh dưỡng các vết loét.
- Phát vào vùng C7 có thể gây phản xạ cơ tim (co lại).
- Xoa bóp vùng thượng vị cũng ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày – tá tràng, bàng quang
- Xoa bóp có thể gây nên sự thay đổi điện não: kích thích nhẹ nhàng gây hưng phấn, kích thích mạnh thường gây ức chế.
Xoa bóp tác dụng đến hệ thần kinh.
c. Tác dụng đối với cơ, gân, khớp
- Đối với cơ: xoa bóp có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng năng lực làm việc, sức bền của cơ và phục hồi sức khoẻ cho cơ nhanh hơn khi không xoa bóp. Khi cơ làm việc quá căng gây nên phù nề co cứng và đau thì xoa bóp có thể giải quyết các chứng này. Ngoài ra, nó có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ. Vì vậy, xoa bóp chữa teo cơ rất tốt.
- Đối với gân khớp: xoa bóp có khả năng tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong cơ khớp và tuần hoàn quanh khớp. Nó có thể dùng để chữa bệnh khớp.
Tìm hiểu thêm: Châm cứu: phương pháp chữa bệnh đã có từ lâu đời
d. Tác dụng đối với hệ tuần hoàn hoàn
- Đối với huyết động: các động tác xoa bóp đều làm giãn mạch, trở lực trong lòng mạch giảm đi. Mặt khác, xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, vừa giảm gánh nặng cho tim, vừa giúp máu trở về tim tốt hơn.
- Đối với người huyết áp cao ít luyện tập, xoa bóp có thể làm hạ áp
- Xoa bóp trực tiếp ép vào tế bào lympho, giúp cho tuần hoàn của lymphocyt nhanh và tốt hơn, do đó có thể có tác dụng tiêu sưng.
Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phòng vệ của cơ thể.
e. Tác dụng đến hệ bạch huyết
Trong cơ thể con người, ngoài hệ thống mạch máu ra còn có một hệ thống nữa là hệ thống bạch huyết. Mạch bạch huyết tựa như một hệ thống lọc loại bổ chất thừa của chất dịch mô trong các cơ quan.
Xoa bóp giúp cho việc vận chuyển bạch huyết được tăng cường. Dòng máu và dòng bạch huyết tăng trước tiên, tạo điều kiện giảm hiện tượng ngừng trệ và sự tiết dịch ở vùng khớp và ổ bụng, có tác dụng tiêu nề.
f. Tác dụng đối với các chức năng
- Đối với hô hấp: khi xoa bóp thở sâu, có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực và phản xạ thần kinh gây nên; do đó, có tác giả dùng xoa bóp để chữa các bệnh phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi… để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở.
- Đối với tiêu hoá: có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, của ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá khi chức năng tiết dịch tiêu hoá kém, dùng kích thích mạnh để tăng tiết dịch. Khi chức năng tiết dịch tiêu hoá quá mạnh, dùng kích thích vừa và nhẹ để giảm tiết dịch.
Đông Y Trường Xuân cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống các bệnh lý cho bản thân và gia đình.