Công dụng của cây nữ lang

Công dụng của cây nữ lang

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng của cây nữ lang cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây nữ lang bắt đầu được biết đến từ thế kỷ thứ 2 và trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ thứ 7. Loại cây này từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc để điều trị co giật, viêm loét dạ dày và bảo vệ gan hiệu quả…

1. Đặc điểm thực vật học của cây nữ lang

Cây nữ lang còn được gọi là Sì to (tên gọi của người Mèo ở Lào Cai), một vị thuốc nam rất phổ biến trong các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, tuy nhiên ở nước ta vẫn còn rất ít người biết và sử dụng vị thuốc quý giá này.

Tên khoa học của cây nữ lang là Valeriana officinalis. Ở nước ta, cây nữ lang thường mọc trên các dãy núi cao (hơn 1.000m) ở các tỉnh miền núi phía Bắc (khu vực núi cao Sapa ở Lào Cai, vùng núi cao ở Yên Bái, Lai Châu). Bộ phận được sử dụng làm thuốc là toàn bộ rễ cây nữ lang và thân cây.

Cây được thu hái vào khoảng tháng 10 – 12 mỗi năm, mùa thu đến hết mùa đông chính là thời điểm rễ cây nữ lang phát triển mạnh và có dược tính cao nhất trong năm.

2. Thành phần của cây nữ lang

Cây nữ lang có rất nhiều tinh dầu, ngoài ra còn chứa từ 5 – 10% các chất vô cơ, gluxit (tinh bột, saccarozo), các axit hữu cơ (ben­zoic, salicylic, cafeic, chlorogenic), lipid, sterol, tanin… Cây nữ lang có vị ngọt cay, tính ấm.

công dụng của cây nữ lang
Công dụng của cây nữ lang được nhiều người quan tâm

3. Cây nữ lang có tác dụng gì?

Công dụng của cây nữ lang là an thần và điều trị mất ngủ rất hiệu quả. Ngày nay cây nữ lang còn được ứng dụng nhiều hơn trong Y học hiện đại bởi hiệu quả tiên tiến hơn so với các loại thuốc ngủ hiện nay, đặc biệt còn điều trị mất ngủ cho trẻ em bởi tính an toàn của thuốc. Công dụng điều trị mất ngủ của cây nữ lang so sánh ngang với vị thuốc Hoa tam thất. Tại Pháp, mỗi năm tiêu thụ từ 100 – 150 tấn rễ cây nữ lang để làm thuốc an thần. Cách đây hàng trăm năm, những người dân tộc Mèo ở vùng núi cao Tây Bắc đã biết sử dụng cây nữ lang để làm thuốc an thần và điều trị mất ngủ.

Thành phần hóa học có tác dụng quan trọng nhất trong cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates, chúng sẽ gắn kết vào thụ thể GABA, giúp ngăn chặn đường truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương, hỗ trợ phục hồi quá trình ức chế não bộ, giúp giảm kích thích, tạo cảm giác dễ ngủ hơn. Khác với các thuốc Tây, sử dụng cây nữ lang để điều trị chứng mất ngủ lâu dài là khá an toàn, không gây ra các tác dụng phụ gây nghiện, lệ thuộc thuốc, giảm tập trung, giảm trí nhớ hoặc bất kì tình trạng suy giảm hoạt động thể chất nào khác.

Ngoài ra cây nữ lang cũng cho một số tác dụng khác như:

  • Chống co giật;
  • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày;
  • Giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành (hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, các bệnh lý tim mạch, thiếu máu cơ tim);
  • Bảo vệ gan, hỗ trợ quá trình điều trị viêm gan B.

4. Đối tượng nào nên sử dụng cây nữ lang?

Cây lang nữ nên được sử dụng ở những đối tượng gặp phải các triệu chứng, bệnh lý sau:

  • Bệnh nhân bị mất ngủ, kể cả trẻ nhỏ;
  • Bệnh nhân động kinh, co giật, có chứng loạn thần;
  • Bệnh nhân bị viêm dạ dày;
  • Hẹp động mạch vành, bệnh tim mạch do tắc nghẽn mạch vành.
công dụng của cây nữ lang
Công dụng của cây nữ lang là an thần và điều trị mất ngủ rất hiệu quả

5. Liều dùng của cây nữ lang

5.1. Cây nữ lang trị mất ngủ

  • Trà nữ lang: Rót 1 cốc nước sôi, cho vào 1 muỗng cà phê (2-3g) rễcây nữ lang khô, chờ trà thấm từ 5 – 10 phút;
  • Rượu thuốc (pha tỉ lệ 1:5): Mỗi lần chỉ dùng 1 – 1,5 thìa cà phê rượu thuốc (4 – 6ml);
  • Chiết xuất chất lỏng (1:1): Mỗi lần dùng 1⁄2 -1 muỗng cà phê (1-2ml);
  • Chiết xuất bột khô cây nữ lang (4:1): Mỗi lần dùng 250-600mg;

Có thể dùng 400 – 900mg cây nữ lang chiết xuất vào thời điểm 2 giờ trước khi đi ngủ, dùng thuốc trong 28 ngày; các sản phẩm chứa 120mg chiết xuất cây nữ lang cùng 80mg chiết xuất từ chanh, 3 lần/ngày trong 30 ngày; dùng sản phẩm kết hợp có 187mg chiết xuất nữ lang và 41,9mg chiết xuất cây hốp bố trong mỗi viên, 2 viên trước khi đi ngủ trong 28 ngày và dùng cây nữ lang 30 phút – 2 giờ trước khi đi ngủ, kể cả khi giấc ngủ đã cải thiện, bệnh nhân vẫn tiếp tục dùng cây nữ lang thêm từ 2 – 6 tuần.

5.2. Công dụng của cây nữ lang đối với chứng lo lắng

Công dụng của cây nữ lang đối với chứng lo lắng cần dùng 120-200mg, 3 đến 4 lần/ngày. Liều dùng cây nữ lang có thể thay đổi đối với những bệnh nhân khác nhau.

6. Trước khi dùng nữ lang cần lưu ý những gì?

  • Báo cho bác sĩ các loại thuốc hoặc thảo dược nào mà bản thân đang sử dụng, tình trạng dị ứng với bất kỳ chất nào của cây nữ lang hoặc các loại thuốc/thảo mộc khác, bất kỳ bệnh lý/rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe trước khi bắt đầu dùng nữ lang;
  • Nếu có thai hoặc cho con bú, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Chưa có đầy đủ thông tin về mức độ an toàn của cây nữ lang với phụ nữ mang thai và cho con bú;
  • Nên ngừng sử dụng nữ lang ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật.

Cây nữ lang là thảo dược chữa bệnh mất ngủ rất tốt. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao nhất, người dùng cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn thư thái để có một giấc ngủ tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.