Dầu tảo là gì? Những lợi ích sức khỏe từ dầu tảo

Dầu tảo là gì? Những lợi ích sức khỏe từ dầu tảo

Bạn đang xem bài viết Dầu tảo là gì? Những lợi ích sức khỏe từ dầu tảo tại Đông Y Trường Xuân bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Dầu tảo chứa hàm lượng omega 3 khá cao và là nguồn thay thế lý tưởng cho những người không sử dụng dầu cá hoặc hải sản. Bên cạnh đó, loại dầu này còn ít gây tác dụng phụ cho người dùng. Hãy cùng Đông Y Trường Xuân tìm hiểu chi tiết hơn về dầu tảo ngay tại bài viết dưới đây nhé.

Dầu tảo là gì?

Dầu tảo là loại dầu được sản xuất từ các loài tảo biển, do đó rất giàu omega 3. Đặc biệt, dầu tảo còn chứa 2 thành phần quan trọng khác là DHA và EPA. Dầu tảo không phải là một loại dầu ăn thông thường mà còn được xem như là sản phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Dầu tảo là gì? Những lợi ích sức khỏe từ dầu tảoDầu tảo là gì?

Các chất dinh dưỡng trong dầu tảo

Dầu tảo chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó nổi bật là hai loại axit béo omega 3 bao gồm axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Theo các nghiên cứu về sức khỏe, hàm lượng omega 3 có trong dầu tảo tương đương với các loại cá. Tuy nhiên, lượng omega 3 trong dầu tảo có thể được điều chỉnh nhờ thay đổi sự tiếp xúc của tảo với oxy, natri, tia cực tím, glucose và nhiệt độ.

Ngoài ra, dầu từ cây tảo được tinh chế và sử dụng theo nhiều cách khác nhau để tăng cường dinh dưỡng cho nguồn thịt động vật và làm thức ăn cho cá. Hơn nữa, lượng dầu này còn đóng vai trò là nguồn omega 3 có trong sữa bột và nhiều loại thực phẩm khác.

Các chất dinh dưỡng trong dầu tảoCác chất dinh dưỡng trong dầu tảo

Lợi ích sức khỏe từ dầu tảo

Giảm stress, căng thẳng

Những người có nồng độ EPA và DHA trong máu thấp có thể mắc phải bệnh trầm cảm. Theo nghiên cứu về sức khỏe được thực hiện ở hơn 150.000 người, những người ăn nhiều cá sẽ có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn bởi họ hấp thụ lượng omega 3 cao hơn.

Bên cạnh đó, những người bị trầm cảm cũng được bổ sung hàm lượng EPA và DHA, kết quả thu được cũng chứng minh triệu chứng bệnh đã được cải thiện đáng kể khi cơ thể được cung cấp đủ lượng EPA và DHA.

Giảm stress, căng thẳngGiảm stress, căng thẳng

Hỗ trợ tim mạch

Omega 3 có công dụng cải thiện chức năng mạch máu, làm giảm huyết áp, từ đó giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ và đau tim. Uống từ 1000 – 2000 mg DHA mỗi ngày có thể làm giảm đến 25% lượng chất béo trung tính, đồng thời cải thiện mức cholesterol. Đặc biệt, một thử nghiệm gần đây cũng cho thấy việc bổ sung omega 3 từ nhiều nguồn khác nhau cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch cũng như tỷ lệ tử vong do bệnh này.

Hỗ trợ tim mạchHỗ trợ tim mạch

Hỗ trợ thị lực

Bổ sung hàm lượng omega 3 đầy đủ sẽ giúp làm giảm triệu chứng khô mắt, mỏi mắt ở người. Đặc biệt đối với những người phải tiếp xúc thường xuyên với máy tính hoặc những người đeo kính áp tròng bị kích ứng mắt, việc sử dụng 600 – 1200 mg kết hợp DHA và EPA sẽ có thể làm giảm triệu chứng ở cả hai trường hợp trên. Ngoài ra, omega 3 trong dầu tảo cũng giúp làm chậm quá trình suy giảm thị lực, chống thoái hóa điểm vàng trong quá trình lão hóa AMD.

Hỗ trợ thị lựcHỗ trợ thị lực

Kháng viêm

Omega 3 có tác dụng ức chế các hợp chất gây viêm, giúp cơ thể chống lại một số bệnh viêm nhiễm như viêm khớp, viêm đại tràng, hen suyễn,… Bên cạnh đó, phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp (RA) khi uống khoảng 5000 mg omega 3 mỗi ngày cũng giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gây bệnh nguy hiểm.

Kháng viêmKháng viêm

Sự khác biệt giữa dầu cá và dầu tảo

Tảo là nguồn cung cấp chất béo omega 3 chính cho các loại cá tự nhiên hoặc cá nuôi. Theo một nghiên cứu gần đây, 600mg DHA có trong dầu tảo tương đương với lượng DHA có trong dầu cá. Đặc biệt, đối với tảo, các nhà khoa học có thể chọn chủng loại và phát triển chúng để có nguồn omega 3 cao hơn so với dầu cá bởi tảo phát triển khá nhanh.

Không những thế, khả năng độc tố có trong dầu tảo cũng sẽ ít hơn đáng kể so với dầu cá. Nhìn chung, dầu tảo cũng dễ sử dụng và dễ tiêu hóa hơn dầu cá nhờ sự trung tính đến từ nguồn thực vật.

Sự khác biệt giữa dầu cá và dầu tảoSự khác biệt giữa dầu cá và dầu tảo

Liều lượng và cách dùng dầu tảo

Theo các tổ chức y tế, liều lượng dầu tảo được khuyến khích sử dụng là khoảng 250 – 1000 mg EPA và DHA mỗi ngày. Trong đó mỗi người nên bổ sung ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần để đảm bảo cung cấp đủ lượng EPA và DHA cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung dầu tảo từ nhiều sản phẩm chức năng khác. Đặc biệt nên ưu tiên chọn các loại sản phẩm đảm bảo cung cấp ít nhất 250mg EPA và DHA cho mỗi khẩu phần.

Liều lượng và cách dùng dầu tảoLiều lượng và cách dùng dầu tảo

Tác dụng phụ của dầu tảo

Omega 3 là thành phần khá an toàn đối với người dùng. Tuy nhiên nếu hấp thụ omega 3 quá liều lượng cho phép sẽ có thể gây nên một số tác dụng phụ như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,….

Đặc biệt, omega 3 còn có tác dụng làm loãng máu và gây ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc chống đông máu như warfarin.

Tác dụng phụ của dầu tảoTác dụng phụ của dầu tảo

Bài viết trên đây Đông Y Trường Xuân đã cùng các bạn tìm hiểu dầu tảo là gì cũng như những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe mà dầu tảo đem lại. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ và cân nhắc bổ sung dầu tảo vào chế độ ăn uống phù hợp.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Đông Y Trường Xuân

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dầu tảo là gì? Những lợi ích sức khỏe từ dầu tảo tại Đông Y Trường Xuân bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.