Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Lá sung và những tác dụng không ngờ đến cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Lá sung
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Nguyễn Thùy Trang – Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec Sao Phương Đông
Lá sung thường rất được ít người sử dụng đến, tuy nhiên theo y học cổ truyền thì đây cũng là một vị thuốc hữu hiệu mà chúng ta không nên bỏ qua.
1. Tìm hiểu về lá sung
Theo BS Nguyễn Thùy Trang – Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec Sao Phương Đông, lá sung thường có những nốt phồng, giống như bong bóng nổ ở chiếc bánh đa nướng. Những nốt sần đó tạo thành do bị sâu P.syllidae ký sinh gây ra, thời điểm những nốt sần to như vậy thì con sâu cũng đã bỏ đi từ lâu, trong nốt sần cũng không có trứng hay sâu ký sinh sót lại. Trong Đông Y, lá sung có nốt được xem là tốt hơn những lá bình thường, có thể chữa khỏi được nhiều bệnh cực kỳ khó chịu như bệnh gan, nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm… Thậm chí hiện tượng nốt sần chỉ xuất hiện ở những lá tươi, mới mọc từ chồi, không có ở lá già, nên nếu muốn ăn lá sung thì các bạn hãy mạnh dạn chọn những lá có nốt sần, sẽ dễ ăn, ít chát, ít xơ.
Theo Đông y, lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung còn thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa. Dưới đây là một số ích lợi khác của lá sung bạn có thể tham khảo:
2. Những lợi ích đối với sức khỏe của lá sung
Vì lá sung có một lượng lớn chất xơ nên những người béo phì và những ai muốn giảm cân, khi dùng lá sung có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, chống táo bón. Bổ sung lá sung vào chế độ ăn uống, bằng cách ăn sống trực tiếp có thể giúp bạn giảm táo bón, tiêu hóa dễ dàng hơn, dẫn đến giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gợi ý rằng mọi người có thể sử dụng các loại cây dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, trong đó có lá sung nhờ tác dụng giảm glucose. Một nghiên cứu nhỏ từ năm 1998 cho thấy ở 8 người tham gia, lượng đường trong máu của họ sau bữa ăn đã giảm, đồng thời liều lượng insulin họ cần dùng cũng thấp hơn khi họ dùng chất chiết xuất từ lá sung.
Nhiều nghiên cứu trên ống nghiệm đã cho thấy lá sung và nhựa mủ tự nhiên từ cây sung được chứng minh là có hoạt tính kháng u, chống lại các tế bào ung thư ruột kết ở người, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan. Bên cạnh đó, lá sung có thể cải thiện huyết áp và lượng mỡ trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Lá sung nấu chín không có vị đặc biệt, thậm chí còn khó ăn và toàn xơ là xơ. Vì vậy, trong ẩm thực, người ta thường dùng lá sung để ăn sống như một món rau ăn kèm giúp tăng khẩu vị, nhất là các món như: Nem thính, nem nắm, nem chua. Nhờ vị bùi, ngọt, hơi chát nhẹ, ăn kèm các loại lá khác như lá ổi, lá đinh lăng, nước chấm tỏi ớt chua chua, cay cay, ngọt ngọt, đây chắc hẳn là món ăn vặt vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe.
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, tuy nhiên nếu rơi vào những trường hợp như sau thì các bạn nên tránh sử dụng lá sung. Bị xuất huyết trực tràng hay âm đạo không dùng cho đến khi ngưng chảy máu.
Lá sung có khả năng giảm lượng đường trong máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Song người đường huyết thấp cần tránh sử dụng. Người bị bệnh thận uống nước hoặc ăn lá sung nhiều có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.