Tác dụng của rễ cỏ tranh

Tác dụng của rễ cỏ tranh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của rễ cỏ tranh cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Rễ cỏ tranh là dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông y với những công dụng như lương huyết sinh tân, thanh nhiệt lợi tiểu. Để tìm hiểu chi tiết về công dụng của dược liệu này, các bạn hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Những thông tin cơ bản về rễ cỏ tranh

Đây vốn là loại cỏ sống lâu năm, có thân và rễ chắc khỏe với thân cây cao trung bình khoảng 30cm đến 90cm. Thực tế, cả thân và rễ của cỏ tranh đều có thể sử dụng để làm thuốc. Sau khi thu hái, người dùng phải cắt bỏ phần cổ rễ, rửa sạch, bỏ lá và rễ con. Sau đó, dược liệu được mang đi sao vàng, sấy hoặc phơi khô. Thông thường, mọi người thường sử dụng cỏ tranh khô, có thể bảo quản được lâu và cũng không bị mất đi dược tính của dược liệu.

2. Tìm hiểu rễ cỏ tranh có tác dụng gì?

Công dụng của cỏ tranh đã được nhắc đến khá nhiều trong những tài liệu về y học cổ truyền. Cùng với đó, y học hiện đại cũng đã có những nghiên cứu để chứng minh và kiểm chứng công dụng của thảo dược này, cụ thể:

2.1. Tác dụng của rễ cỏ tranh trong Đông y

Theo các tài liệu Đông y ghi chép lại, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn và được quy vào kinh Tâm, Vị và Tùy. Từ đây, việc sử dụng rễ cỏ tranh khô có khả năng mang đến nhiều lợi ích như:

  • Bệnh nhân bị ứ huyết, lợi tiểu tiện, trừ phụ nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu tiện.
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng niệu huyết, nóng sốt, khát nước.
  • Cho khả năng làm thông tiểu tiện, tẩy độc và thanh lọc cơ thể.

2.2. Công dụng của rễ cỏ tranh trong y học hiện đại

Trong y học hiện đại, rễ cỏ tranh chữa bệnh gì? Theo một vài kết quả nghiên cứu, trong dược liệu này chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho cơ thể như Glucose, Oxalic acid, Potassium Arundoin, Cylindrin, Fructose… Nhờ đó, một số lợi ích phổ biến khi dùng cỏ tranh gồm có:

  • Sử dụng bột cỏ tranh có thể rút ngắn thời gian phục hồi canxi của huyết tương, từ đây góp phần thúc đẩy quá trình đông máu.
  • Ức chế vi khuẩn đặc biệt là trực khuẩn Flexner và Sonnei nhưng không có tác dụng đối với trực khuẩn Shigella.
  • Lợi niệu do có chứa hàm lượng kali cao, thường dược liệu có tác dụng mạnh nhất trong 5 đến 10 ngày sử dụng.

3. Một số lưu ý khi dùng rễ cỏ tranh trị bệnh

Dù là dược liệu có khả năng mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng cỏ tranh, người bệnh cần đặc biệt quan tâm, lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Những bệnh nhân dị ứng với có tranh đối không được sử dụng dược liệu để điều trị bệnh.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ và người tạng hàn không nên dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Hiệu quả dược liệu tùy theo cơ địa mỗi người nên người bệnh phải kiên trì áp dụng mới có thể thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
  • Trong thời gian dùng dược liệu, nếu gặp biểu hiện như đau bụng, nôn mửa, nên ngưng sử dụng ngay lập tức.

Có thể thấy rằng, rễ cỏ tranh được sử dụng chủ yếu trong việc điều trị bệnh lý về thận, mát gan, lợi tiểu… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên lưu ý về cách dùng để đảm bảo được dược tính và an toàn đối với sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.