Tổng quan về phương pháp cấy chỉ
1. Cấy chỉ là gì?
Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đặc biệt, độc đáo của châm cứu Việt Nam, là một phương pháp châm cứu mới, hiện đại, áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu. Cấy chỉ được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1960, không chỉ có giá trị ở Việt Nam mà còn nổi bật trên thế giới.
Phương pháp cấy chỉ đang được áp dụng rộng rãi
Cấy chỉ còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, là một phương pháp châm cứu đặc biệt, là một bước tiến của kỹ thuật châm cứu. Bằng việc đưa chỉ tự tiêu vào huyệt của hệ kinh lạc nhằm duy trì sự kích thích lâu dài, qua đó tạo nên tác dụng trị liệu. Cấy chỉ làm tăng sự đồng hóa, giảm dị hóa của cơ, tân sinh huyết quản cải thiện tuần hoàn vùng cơ.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám y học cổ truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi – Đông Y Trường Xuân để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
Phương pháp châm cứu chữa bệnh trong y học cổ truyền bạn có thể tham khảo và lựa chọn những CSYT chuyên môn cao, uy tín tốt.
2. Cơ sở khoa học của phương pháp cấy chỉ
Phương pháp cấy chỉ là một phương pháp cải tiến mới của châm cứu, nên cơ chế tác dụng của cấy chỉ cũng tương tự như châm cứu, cụ thể được nhìn theo hai mặt là y học hiện đại và y học cổ truyền.
a. Theo Y học hiện đại
Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một protein tự tiêu trong vòng 10 – 20 ngày, khi đưa vào cơ thể như một dị nguyên, kích thích tình trạng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, do tình trạng phân tử, tính lạ đối với cơ thể (chỉ Catgut có khả năng đồng hóa với cơ thể và không bị đào thải), thành phần hóa học và tính đồng nhất của chỉ do đó không gây phản ứng dị ứng, có tác dụng ngay khi cấy vào huyệt, không tạo trí nhớ miễn dịch nên có thể cấy chỉ được nhiều lần vẫn an toàn. Kích thích hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng hóa các cơ tăng lên và dị hóa các cơ giảm đi.
Chỉ Catgut sau khi cấy vào huyệt, huy động bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân giữ vai trò thực bào, bạch cầu ái toan giữ vai trò kiềm chế phản ứng viêm, tiểu cầu giữ vai trò cầm máu và hệ thống protein huyết tương (plasma protein system): hệ thống bổ thể, hệ thống đông máu, hệ thống kinin dẫn đến kiểm soát quá trình viêm và đau, làm tăng sinh lưới mao mạch, lưu thông máu trong lòng mạch. Cấy chỉ vào huyệt có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm acid lactic và tăng cường tuần hoàn tại vùng cấy chỉ.
Cấy chỉ giảm mỡ bụng.
Ngoài ra, cấy chỉ là một phương pháp cải tiến của châm cứu nên tác dụng tương tự khi châm tạo ra kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Tại nơi châm tổn thương sẽ tiết ra các chất trung gian hóa học như histamin, acetylcholin, catecholamin…bạch cầu tập trung gây phù nề tại chỗ sẽ chèn ép vào các sợi thần kinh cảm giác, gây ra các phản xạ đốt trục làm co giãn mạch máu làm nhiệt độ dưới da thay đổi (nóng lạnh) kích thích truyền vào tủy, lên não, đến các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ mới.
Tìm hiểu thêm: Châm cứu: phương pháp chữa bệnh đã có từ lâu đời
b. Theo Y học cổ truyền
Theo YHCT sự mất cân bằng về âm dương sẽ dẫn đến sự phát sinh ra bệnh tật. Vì vậy, nguyên tắc điều trị chung là điều hòa (lập lại) sự cân bằng âm dương. Trong châm cứu, muốn đánh đuổi tà khí (tác nhân gây bệnh), nâng cao chính khí (sức đề kháng cơ thể) thì phải tùy thuộc vào vị trí nông sâu của bệnh, trạng thái hàn nhiệt, hư thực của người bệnh để vận dụng dùng châm hay cứu, dùng phép châm bổ hay châm tả.
Hệ kinh lạc gồm những đường kinh (thẳng) nối từ tạng phủ ra ngoài da và những đường lạc (ngang) nối liền các đường kinh. Nếu tạng phủ nào có bệnh sẽ có những thay đổi bệnh lý ở đường kinh mang tên, biểu hiện bên ngoài bằng các triệu chứng lâm sàng riêng biệt. Người ta sẽ dùng các huyệt trên kinh đó để điều chỉnh công năng của tạng phủ đó.
3. Chỉ định và chống chỉ định phương pháp cấy chỉ
Những phương pháp cấy chỉ nào được thực hiện?
a. Chỉ định phương pháp cấy chỉ
Hiện nay ứng dụng của phương pháp cấy chỉ được sử dụng rộng rãi với 2 tác dụng chính là: cấy chỉ thẩm mỹ và cấy chỉ chữa bệnh.
Cấy chỉ chữa bệnh:
- Các chứng liệt (liệt do tai biến mạch máu não, di chứng bại liệt,liệt các dây thần kinh ngoại biên)
- Các bệnh về xương khớp như: đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm…
- Các bệnh cơ năng và triệu chứng của một số bệnh như mất ngủ không rõ nguyên nhân, kém ăn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, cảm cúm, bí tiểu chức năng, nấc…
- Viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm xoang bệnh ngũ quan (giảm thị lực, giảm thính lực, thất ngôn…)
- Các bệnh phụ nữ như: Đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm…
- Các bệnh nam khoa: yếu sinh lý, thận yếu, di tinh, mộng tinh…
- Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.
Cấy chỉ thẩm mỹ:
- Giảm béo, giảm mỡ bụng
- Căng da mặt…
Cấy chỉ căng da
b. Chống chỉ định phương pháp cấy chỉ
- Bệnh nhân dị ứng với chỉ catgut
- Người bệnh đang sốt cao,sức đề kháng giảm,
- Phụ nữ có thai
- Tránh cấy chỉ vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da.
- Tất cả những cơn đau nghi do nguyên nhân ngoại khoa…
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về các bệnh chuyên khoa y học cổ truyền khác.
Đông Y Trường Xuân cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống các bệnh lý cho bản thân và gia đình.